Ông Nguyễn Thanh Tùng - GĐ Marketing Vinacafe “Vinacafé mong muốn tiếp thị không chỉ cho riêng mình mà còn tiếp thị chung cho cà phê Việt Nam”.
Chuyện về những chiếc ly cà phê
Trước đây, cà phê được tiêu thụ chủ yếu chỉ ở các tỉnh phía Nam nhưng từ sau giải phóng, cà phê đã nhanh chóng tràn ngập cả nước. Giờ đây, với người dân Việt Nam, uống cà phê, đặc biệt là cà phê hòa tan xem như việc phong cách sống hiện đại. Những chiếc phin để pha cà phê rang xay và những chiếc ấm dùng pha trà đang bị cà phê hòa tan làm cho mai một. Bởi cà phê hòa tan, không cần bất cứ một dụng cụ nào để pha chế… ngoài một chiếc ly dùng để vừa pha vừa uống. Thế mới biết, không phải ngẫu nhiên, trong các hoạt động tiếp thị thương hiệu, các công ty cà phê đã có những tuyệt chiêu để đời xung quanh chiếc ly cà phê của riêng mình.
Đầu tiên phải kể đến Nescafé với chiếc ly đỏ (red cup) được đăng ký sở hữu trí tuệ toàn cầu. Vinacafé khi đó dù tập trung vào chất lượng nhưng cũng có một chiếc ly của riêng mình. Để không bị “đụng hàng” và tránh bị làm nhái, làm giả, chiếc ly dùng cho chụp hình thiết kế bao bì sản phẩm đã được Vinacafé thửa riêng ở tận Italia về.
Nhiều thương hiệu cà phê khác cũng đã cố gắng thiết kế riêng và sử dụng một chiếc ly trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết những chiếc ly đó đã không để lại nhiều ấn tượng cho người tiêu dùng và ít được nhớ đến bởi đơn giản, ngoài công dụng trên bao bì, nó không được đưa vào chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Cho đến khi Vinacafé làm một kỷ lục Guinness thế giới về ly cà phê lớn nhất cùng các chương trình quảng cáo rầm rộ, thương hiệu này đã gây được tiếng vang lớn.
Ông Phạm Quang Vũ, Phó Tổng giám đốc Vinacafé BH trước đây, từng tự hào: “Vinacafé mong muốn tiếp thị không chỉ cho riêng mình mà còn tiếp thị chung cho cà phê Việt Nam”. Dù không được đầu tư nhiều triệu đô la để xây dựng hình ảnh cho một thương hiệu trong nhiều năm, nhưng chiếc ly khổng lồ đã nhanh chóng làm cho Vinacafé được biết đến khắp các châu lục bằng một kỷ lục Guinness thế giới.
Chiến lược nào trên đường hẹp?
Phải thừa nhận rằng dù có hàng chục thương hiệu cà phê hòa tan nội và ngoại nhưng trên “đường đua” dễ nhận thấy nhất là những Nescafé, G7coffee, Vinamilk café,…. Chú trọng hơn đến thị trường hơn nữa có thể thấy, Vinamilk café đôi lúc tăng tốc đột ngột với các chiến dịch tiếp thị rầm rộ. G7 Coffee đang cạnh tranh với một tinh thần rất cao, bên cạnh nhà Nescafé vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị. Trung Nguyên với ý chí vươn lên không ngừng trau dồi kinh nghiệm…
Trong khi đó, Vinacafé rất ít thấy xuất hiện trên đường đua và có vẻ như thương hiệu này không hào hứng với các chặng đua trên đường hẹp. Vinacafé thậm chí có xu hướng rời bỏ đường đua để làm một việc khác. Đó là tìm cách nới rộng đường đua của cà phê hòa tan Việt Nam và tìm đến một cuộc chơi khác ở thị trường xuất khẩu.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc marketing Vinacafé từng nói với báo giới: “Sứ mệnh của Vinacafé là giới thiệu hương vị đích thực của cà phê Việt Nam và dẫn dắt người tiêu dùng thế giới đi từ chỗ yêu thích cà phê VN đến yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam”.
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!