Minh họa: Internet
Nắm lấy “vũ khí”
Ông Trần Hữu Linh – Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương cho biết, TMĐT như là thứ vũ khí đặc biệt của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.
DN nào nắm được “vũ khí” này sớm, thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Đặc biệt, sau khủng hoảng kinh tế, vấn đề DN buộc phải quan tâm là cắt giảm chi tiêu, đầu tư, đồng thời tìm kiếm thị trường, khách hàng mới. Con đường tìm kiếm đối tác nhanh, hiệu quả đồng thời giảm chi tiêu tốt nhất, chính là thông qua TMĐT. Đây là phương thức kinh doanh mới với DN miền Trung, nhưng là phương thức cơ bản trong thời gian không xa.
Bởi, nó giúp DN nâng cao sức cạnh tranh, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Ông Linh dẫn chứng, hiện 98% DN có kết nối internet, trong đó có 37,6% có web. Tuy vậy, chỉ có 12% DN tham gia sàn TMĐT. Con số 12% là thấp, nhưng gần 70% trong số đó khẳng định đã tìm kiếm được hợp đồng và làm ăn hiệu quả thông qua TMĐT; 60% DN khẳng định doanh thu qua các phương tiện điện tử tăng, 33% khẳng định doanh thu không đổi. Từ số liệu đó chứng tỏ rằng, khả năng làm ăn, ký kết hợp đồng bằng TMĐT không phải khó khăn gì với DN.
Vấn đề là DN phải biết chú trọng, quan tâm đầu tư đến bó. Đồng thời phải cởi bỏ quan niệm “mua tận mặt, bán tận tay” như lâu nay thì mới tạo độ tin cậy. Với DN hiện đại, trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc thực hiện giao dịch TMĐT rất đơn giản, mà hiệu quả mang lại rất cao.
Đặc biệt, vấn đề DN lo lại là độ xác tín của hợp đồng TMĐT, giao dịch TMĐT thì nay được khẳng định chắc chắn với những công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như chữ ký điện tử, thanh toán điện tử, thông quan điện tử, nộp thuế qua mạng, thẩm định giá trị, thủ tục, hồ sơ qua hệ thống quản lý Nhà nước về TMĐT…
Hiện, chúng ta có 13,4 triệu thẻ thanh toán điện tử với 24 ngàn máy POS; có các dịch vụ công trực tuyến mạnh như Hải quan điện tử (Bộ Tài chính); Chứng nhận xuất xứ điện tử (Bộ Công thương); Mua sắm chính phủ (Bộ Kế hoạch và đầu tư)…
Cần giải pháp đồng bộ
Phát triển TMĐT nếu chỉ phó mặt và coi đó là nhiệm vụ của DN thôi thì chưa đủ. Quan trọng hơn, để TMĐT phát triển thì cần nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể như nhân lực CNTT, nhận thức về TMĐT, hệ thống thanh toán, hạ tầng ICT, pháp lý, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh…
Ông Lại Việt Anh - Trưởng phòng Pháp chế - Cục TMĐT và CNTT Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2020 là 100% DN tham gia sàn giao dịch TMĐT. Trong đó, 80% DN có web và cập nhật thông tin thường xuyên về sản phẩm, 70% DN tham gia các web TMĐT để mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng tham gia TMĐT cũng được hỗ trợ phát triển nhiều tiện ích. Chẳng hạn 40% siêu thị và các cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 50% các đơn vị kinh doanh dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử; 30% các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng…
Rõ ràng, TMĐT không chỉ bó hẹp giữa các DN với nhau mà còn liên quan đến người tiêu dùng, hệ thống các nhà phân phối sản phẩm, dịch vụ và các cơ quan công quyền Nhà nước.
Theo ông Phạm Kim Sơn – Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng, hạ tầng CNTT cũng như nguồn nhân lực, hệ thống dịch vụ công ở Đà Nẵng phát triển mạnh, đủ sức để thúc đẩy mục tiêu phát triển TMĐT.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại, vẫn là nhận thức của DN, sự quyết tâm của các đơn vị, ban nghành liên quan. Trong những năm qua nghành CNTT của Đà Nẵng luôn duy trì mức tăng trưởng hơn 30%/ năm. Thành phố hiện có hơn 95 ngàn thuê bao internet các loại, với tỷ lệ hơn 38% người sử dụng.
Hiện có hơn 4.000 người lao động trong DN CNTT trong đó hơn 70% là trình độ đại học, sau đại học. Đặc biệt Đà Nẵng có gần 600 DN, cơ quan viện nghiên cứu CNTT. Ngoài ra, với 62900 máy tính trong các doanh nghiệp với 74% DN kết nối internet bằng băng chuyền rộng…là con số ấn tượng.
Với thực trạng như vậy , việc phát triển TMĐT ở Đà Nẵng là có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, ở đây, vẫn còn những tồn tại nhất định ngay từ trong các doanh nghiệp. Chẳng hạn như trang thiết bị CNTT của DN chưa được đầu tư đồng bộ, hạ tầng về bảo mật, an ninh mạng, web chưa được quan tâm đúng mức, chưa ứng dụng theo hướng TMĐT.
Theo CA Đà Nẵng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!