Nhiều nhà phân phối nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam - Ảnh:Chinhphu.vn
Tại Hội thảo "Các cam kết WTO về dịch vụ phân phối: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" ngày 29/6, nhiều chuyên gia cho rằng, việc rà soát, đánh giá lại thực trạng thị trường phân phối của nước ta sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là yêu cầu cấp thiết.
Hệ thống bán lẻ còn non yếu, thiếu chuyên nghiệp
Sau hơn một năm mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đến thời điểm này các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã không ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam như dự đoán.
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, việc Việt Nam đã chủ động mở cửa thị trường sớm hơn các cam kết trong khuôn khổ WTO và là một thị trường lớn với 84 triệu dân, có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2009 theo giá thực tế đã ước đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, Việt Nam đã và đang có sức hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng đầu thế giới.
Hiện một số tập đoàn bán lẻ như Metre Cash&Carry (Đức), Big C và Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Walmart (Mỹ) đã có mặt ở Việt Nam.
Theo một số ý kiến, hội nhập và phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tuy được coi là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhưng ở một góc độ khác, việc mở cửa thị trường bán lẻ cũng sẽ tạo áp lực lớn đến các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà phân phối trong nước.
Đã có những ý kiến cảnh báo về nguy cơ khu vực phân phối bán lẻ bị lấn át bởi các nhà đầu tư nước ngoài có thể lan rộng sang cả lĩnh vực bán buôn, gây ảnh hướng đến sự đảm bảo ổn định vĩ mô của toàn bộ mạng lưới sản xuất và tiêu dùng.
Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), công nghệ bán lẻ của chúng ta còn sơ khai, non kém. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa nắm bắt được cơ hội.
Số lượng thương hiệu bán lẻ tương đối mạnh như như Saigon-Coopmart, VinatexMart, Nguyễn Kim…còn chưa nhiều, trong khi phong cách tiểu thương thiếu chuyên nghiệp còn phổ biến, ứng dụng CNTT, thương mại điện tử chưa phát triển.
Giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn còn quá cao, nhiều vị trí đẹp đều do các nhà phân phối nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh thuê được.
PGS.TS Bùi Xuân Nhàn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại cho rằng, việc các tập đoàn nước ngoài chưa tràn vào thị trường Việt Nam sau hơn một năm mở cửa thị trường bán lẻ vì đây là thời gian thăm dò, nghiên cứu thị trường.
Tuy nhiên, theo các dự báo, thời gian tới, cùng với việc kinh tế thế giới phục hồi, xu hướng các nhà phân phối nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nhà nước vẫn cần giám sát, điều chỉnh
Việc mở của thị trường bán lẻ sẽ tạo áp lực rất lớn đến các nhà sản xuất (bao gồm cả những hộ nông dân) và đặc biệt là các nhà phân phối trong nước.
Theo TS.Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, việc mở cửa thị trường là cần thiết và nguyên tắc là có lợi cho người tiêu dùng khi được sử dụng hàng giá rẻ hơn.
Tuy nhiên, không vì thế mà để thị trường vận động hoàn toàn tự do mà cần phải theo cơ chế "bàn tay hữu hình", có sự điều tiết của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước vẫn cần giám sát, điều chỉnh, không để tình trạng các nhà phân phối lớn triệt tiêu các nhà phân phối nhỏ để thống lĩnh thị trường, như vậy mới đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi lâu dài của người tiêu dùng cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết mở cửa của WTO.
Cũng theo TS.Võ Văn Quyền, các cơ quan chức năng cũng đã xác định tầm quan trọng của ngành phân phối, đặc biệt là thị trường ở các địa phương và nông thôn, một thị trường lớn và đầy tiềm năng.
Chính phủ cũng đã có Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.
Một số đại biểu cũng cho rằng, cần có chiến lược dài hạn cho ngành phân phối - bán lẻ từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển hệ thống phân phối- bán lẻ...
Theo Chinhphu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!