Ảnh: Internet
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết, đầu tư dàn trải trong cùng một ngành là triển khai quá nhiều dự án (D.A) trong cùng thời kỳ, không phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của DN. Việc nghiên cứu triển khai các D.A mới thường sơ sài, không tính toán kỹ hiệu quả. Đầu tư dàn trải có thể làm cho tình hình tài chính DN kém đi, vay nợ tăng, chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận của DN giảm đi.
Trên thực tế, nhiều DN chuyển sang vài ngành nghề kinh doanh mới, triển khai đầu tư mới theo phương châm đi dần từng bước để có kinh nghiệm, trước khi chuyển sang đầu tư lớn và ngành nghề mới được coi là ngành nghề truyền thống. Đã có nhiều DN, do nôn nóng muốn tăng doanh thu lợi nhuận, mơ ước trở thành tập đoàn kinh tế mà đầu tư quá nhiều vào những ngành nghề xa lạ. Kết quả, hiệu quả đầu tư mới thấp, gây ra tình trạng vốn tự có bị ứ đọng, ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN.
Chưa kể, thua lỗ là điều khó tránh khỏi đối với các DN khi tập trung quá nhiều vốn để đầu tư sang các lĩnh vực không phải sở trường của mình. Đa số các tập đoàn đa ngành tập trung đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… tưởng mang lại hiệu quả lợi nhuận trước mắt nhưng thực tế, thị trường vốn này thường nhạy cảm và luôn đi trước những biến động của nền kinh tế. Khi có lạm phát hay khủng hoảng thì những doanh nghiệp liên quan đến đầu tư tài chính phải chịu lỗ trước. Huy động vốn lớn mà không có sự giám sát hợp lý, chế độ trách nhiệm dễ dẫn tới tình trạng huy động vốn đầu tư tràn lan. Và, chính vì phải trả lãi ngân hàng quá nhiều nên các DN sẽ dễ bị lỗ nếu đầu tư kém hiệu quả.
Đặc biệt, với việc các tập đoàn kiểm soát một số ngân hàng, sau đó sử dụng ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng của mình, nếu không có hệ thống kiểm soát tốt và khả năng phân tích rủi ro thì cấu trúc này có thể dẫn tới lạm dụng khoản vay và đầu tư quá mức của các tập đoàn. Kéo theo đó, hiệu quả quản lý của các tập đoàn bị giảm sút do việc thành lập quá nhiều Cty con và doanh nghiệp thành viên. Điều này đã dẫn đến nguy cơ không bảo đảm về năng lực trong việc quản lý các khoản đầu tư tại DN khác, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa DN trong và ngoài tập đoàn; rủi ro quan hệ tài chính trong chính tập đoàn như cho vay nội bộ, chi phối giá mua, giá bán… Cuối cùng, khi đầu tư quá nhiều sang các lĩnh vực khác thì nguồn lực, nguồn vốn của doanh nghiệp bị phân tán. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính bị lơ là, hoạt động kém hiệu quả, đi lệch so với tiêu chí của Cty khi thành lập. Mặt khác, khi đầu tư vào những lĩnh vực không phải sở trường, không có kinh nghiệm thì hiệu quả đầu tư thấp kém là điều không thể tránh khỏi.
Rõ ràng, khát vọng vươn lên trở thành tập đoàn kinh tế là mơ ước của đại bộ phận DN, đi cùng với việc có nhiều Cty con, doanh thu lợi nhuận hàng năm tăng trưởng, tuy nhiên con đường trở thành tập đoàn kinh tế mạnh thực sự không hề đơn giản và bằng phẳng. “Phần thưởng” đó chỉ dành cho một số ít DN xác định được chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng đắn hợp lý, có trình độ quản trị DN xuất sắc, luôn luôn đánh giá được những mặt hạn chế nội tại, không quan liêu xa rời thực tế và chỉ xác định đầu tư đơn ngành, tức là đầu tư theo chiều sâu vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.
Để chống lại “căn bệnh” đầu tư đa ngành, dàn trải, VAFI cho rằng, các ban quản trị DN phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư các D.A, những D.A không hiệu quả, những D.A hay khoản đầu tư đa ngành cần kiên quyết cắt bỏ để thu hồi vốn dù là thua lỗ để tập trung vốn vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Các cổ đông trong DN cần tích cực lên tiếng, phản biện. Khi nhiều cổ đông tham gia phản biện, sẽ tác động mạnh tới quyết định của hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, ban quản trị DN không nên có những tham vọng phi thực tế rằng DN mình phải nhanh chóng trở thành tập đoàn hoặc DN phải có doanh thu lợi nhuận tăng trưởng hàng năm bằng việc triển khai những D.A kém hiệu quả. Về phía nhà đầu tư, mong muốn của họ là DN phải phát triển bền vững.
Với những DN khó tăng trưởng thì nhà đầu tư mong muốn ban quản lý DN chia nhiều cổ tức cho nhà đầu tư thay vì dùng lợi nhuận kiếm được để đầu tư dàn trải.
Theo Thanh tra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!