Cần “phẫu thuật” lại việc cạnh tranh thu mua chế biến xuất khẩu cá tra (ảnh minh họa).
Theo ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Uỷ ban Cá nước ngọt Vasep, các DN chế biến xuất khẩu cá tra của ta đang mạnh ai nấy bán, cạnh tranh thị phần bằng cách giảm giá. Để lôi kéo khách, có DN còn ép giá mua nguyên liệu của nông dân với giá rẻ. Chính điều này dẫn tới giá cá tra xuất khẩu bình quân của VN liên tục đi xuống, dân bỏ ao.
Điển hình, tại thị trường Trung Đông nhập khẩu cá tra VN khoảng 80.000 tấn/năm nên chỉ cần khoảng 50 DN tham gia xuất khẩu trung bình 1.600 tấn/năm là vừa. Tuy nhiên hiện nay có gần 100 DN tham gia xuất khẩu vào đây nên suốt 3 năm qua lượng cá vào Trung Đông không tăng nhưng giá lại tụt giảm. Ở thị trường Mỹ (đứng đầu về nhập khẩu cá tra VN, chiếm gần 11%) sự giành giật hạ giá của các DN đã khiến giá cá tra liên tục giảm trong các năm qua, với mức giảm bình quân 6%/năm, trong khi sản lượng xuất khẩu vào đây gia tăng đáng kể. Ở thị trường EU, ba nước nhập khẩu cá tra lớn nhất của VN là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan (chiếm 55% lượng cá tra VN xuất khẩu vào EU), có giá bình quân chênh nhau từ 0,3-0,4USD/kg.
Theo ông Nguyễn Văn Kịch (Tổng GĐ Cty CP thuỷ sản Cafatex) việc giá xuất khẩu liên tục tụt giảm trong khi giá thức ăn liên tiếp tăng đã khiến người nuôi dần bỏ ao, gây nên cảnh vào thời cơ thì DN không có nguyên liệu để mua, NM chỉ chạy cầm chừng, đồng nghĩa với việc sức mạnh con cá tra VN yếu đi... Một DN phân tích, không phải ngẫu nhiên trong số hàng chục DN VN xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ nhưng chỉ có 5-6 DN bị áp chống bán phá giá. Đó là hệ quả của cuộc giành giật thị phần giữa các DN ta với nhau trên thị trường Mỹ bằng cách hạ giá bán.
Dự tính năm 2011 do ảnh hưởng việc bỏ ao của 2010, sản lượng sẽ giảm nhưng xét về lâu dài thì sự thiếu hụt nguyên liệu chỉ là nhất thời vì khi giá tăng, dân tất sẽ ồ ạt nuôi lại và sẽ dẫn tới vòng luẩn quẩn: cung lại vượt cầu...
Để giải quyết vấn đề này, 1 trong 4 giải pháp quan trọng nhất được “xoáy vào” là việc Vasep đề nghị thiết lập giá sàn xuất khấu cá giống như ngành xuất khẩu gạo làm nhằm đảm bảo cho người nuôi có lãi, đồng thời, các DN sẽ không dám ký xuất khẩu giá thấp. Bộ NNPTNT không nên đặt ra mục tiêu nâng cao sản lượng mà nâng giá trị xuất khẩu. Tức là cần quy hoạch và ổn định khối lượng xuất khẩu cá tra khoảng 1 triệu tấn trong vòng 3 năm nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, người nuôi có lãi để tiếp tục đầu tư, các DN có thể bán cao hơn giá sàn. Khi nâng được giá cá xuất khẩu lên thì sẽ không còn lo bị thị trường nào đó kiện chống bán phá giá nữa.
Ngô Sơn (Lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!