Dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa mà không có gốc thì mọi sáng tạo đều giống như kiểu Tề Thiên không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ. Công nghệ thế giới biến đổi liên tục và sẽ triệt tiêu những sáng tạo kiểu “ăn theo”.
Muốn phát triển công nghệ thì phải có định hướng chứ không thể "mạo hiểm" được. Tại sao cứ nhất định phải cạnh tranh với ai khi ta đang ở giai đoạn "đuổi theo"? Chừng nào bằng người ta rồi hãy tính đến chuyện "cạnh tranh". Muốn phát triển công nghệ thì phải nghiên cứu từ gốc lên. Đài Loan cũng phải đi lên từ gốc từ linh kiện vi tính (tập đoàn ASUS) đến sản xuất xe gắn máy (tập đoàn SYM). Việt Nam còn chưa chế tạo được chiếc xe gắn máy hoàn chỉnh nào thì lấy gì mà "mạo hiểm"?
Tề Thiên không thoát khỏi tay Phật Tổ
Bốn lĩnh vực mà Nhà nước ưu tiên phát triển, gồm CNTT, công nghệ sinh học, tự động hoá và vật liệu mới, là "cái ngọn" được đặt trên nền tảng của rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa mà không có gốc thì mọi sáng tạo đều giống như kiểu Tề Thiên không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ. Sự sáng tạo ấy không tạo thành lý thuyết để giảng dạy trong các trường ĐH và dạy nghề mà chỉ thuần túy là .....kiếm tiền trong thời gian từ ngắn đến rất ngắn (phụ thuộc vào thời gian đổi mới công nghệ của thế giới mà khoảng cách giữa hai kỳ đổi mới đang ngày càng rút ngắn).
CNTT của ta có "mềm" không có "cứng" thì phải phụ thuộc vào việc đặt hàng bên ngoài. Để đảm bảo bí mật công nghệ, các công ty không đặt hàng trọn gói mà chia thành nhiều gói và Việt Nam chỉ gia công một vài gói đơn lẻ. Đến bao giờ thì ta mới chủ động làm và bán "phần mềm"? Không bao giờ! Vì phần mềm viết ra phải chạy trên một hệ thống "cứng" nhất định nào đó chớ không phải hệ thống nào cũng chạy được. Khi ta viết cho hệ thống "cứng" này thì thế giới sắp chuyển sang hệ thống "cứng" khác và phần mềm ta đang viết có nguy cơ bị lạc hậu.
Ta có thể thấy khi Intel phát triển một hệ thống "cứng" mới là gần như cùng một lúc Apple và Microsoft có ngay hệ điều hành tương ứng với từng loại sản phẩm công nghệ. Đem hệ điều hành Windows cũ mà nạp vào hệ thống mới với con chip "đời" Core ix và mainboard tripple channel xem có chạy được không là biết ngay. Giữa các hãng công nghệ của cùng một quốc gia không có sự cạnh tranh về sản phẩm mà có sự cộng sinh với nhau ("cứng" có bao giờ cạnh tranh với "mềm"), họ chia sẻ với nhau bí mật công nghệ để cùng tương thích, liệu họ có chia sẻ với các hãng công nghệ của nước ngoài không? Khi bí mật được chia sẻ đến các nước khác, tùy theo sự tiến bộ công nghệ của từng nước, mà mỗi nước được hưởng "sự ăn theo" ấy trong bao lâu? Đến Việt Nam là nước có công nghệ kém nhất thì không có "hưởng" mà chỉ có ..."mua mà xài".
Công nghệ sinh học của Việt Nam cũng tương tự chưa nói là còn lạc hậu hơn. Thuốc Tây vẫn phải nhập ngoại "nguyên chiếc". Việc nghiên cứu sáng tạo biệt dược điều trị được thực hiện trong phòng thí nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào trang bị nghiên cứu. Trang bị cho nghiên cứu sinh học lại do lĩnh vực vật lý y sinh học chế tạo ra. Lĩnh vực này lại đặt trên nền tảng của ... nhiều lĩnh vực khoa học khác là toán học, từ trường học, quang học, lượng tử, cơ khí, điện tử và ... cả CNTT mà sản phẩm của nó là những thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại như máy chụp quang phổ cắt lớp MRI, máy siêu âm, dao laze để phẫu thuật mắt chữa cận thị, loạn thị, thiết bị phẫu thuật nội soi. Việt Nam cũng mất đứt phần "cứng" này, chỉ có phần "mềm" là nghiên cứu các loại thuốc nhưng rất hạn chế vì trang thiết bị nghiên cứu tất nhiên là lạc hậu.
Tự động hóa thực chất là công nghiệp điện tử, tức là linh kiện phần cứng của CNTT. Lĩnh vực vật liệu mới lại đặt trên nền tảng của lượng tử học mà cụ thể là công nghệ hạt nhân nhằm mục tiêu thay đổi cấu trúc nguyên tử của nguyên tố để tạo ra những nguyên tố "nhân tạo" không có trong tự nhiên như vật liệu siêu dẫn hoặc tìm kiếm những nguyên tố tự nhiên mới không có trong bảng tuần hoàn Mendeleev như các loại "đất hiếm" dùng để chế tạo ra các sản phẩm công nghệ cao. Cả hai lĩnh vực này Việt Nam mới chỉ dừng lại ở... khái niệm và tất nhiên là sản phẩm của nó đều được... nhập ngoại.
Cả 4 ngành trên đều có liên quan với nhau tuy mỗi ngành đều có nghiên cứu riêng nhưng sản phẩm thương mại hóa là tổng hòa chung các thành tựu riêng của từng lĩnh vực. Cái cơ bản không học cứ đòi "đi tắt" vào cái phức tạp. Thành tựu của lĩnh vực khoa học này là nền tảng của lĩnh vực khoa học khác tạo thành một chuỗi mắt xích dây chuyền mà chỉ cần "đứt" một mắt xích nào thì khoa học không thể phát triển được. Thời gian đầu Trung Quốc cũng "đi tắt đón đầu" như Việt Nam nhưng họ đã nhanh chóng hiểu ra rằng không phát triển nghiên cứu từ gốc thì vĩnh viễn vẫn phụ thuộc vào công nghệ. Không chỉ riêng Trung Quốc, tất cả các nền kinh tế mới nổi, đang nổi và chưa kịp nổi đã và đang đổ rất nhiều tiền vào nghiên cứu khoa học để theo kịp Mỹ và Châu Âu.
Triệt tiêu sáng tạo kiểu "ăn theo"
Tương lai của sáng tạo của Việt Nam là sáng tạo trên... sự sáng tạo của người khác. Đến một lúc nào đó khoảng cách không còn tính bằng chục năm nữa mà là hàng trăm năm thì tâm lý yếm thế càng đè nặng. Người Việt Nam vẫn ra nước ngoài học và tiếp thu những thành tựu khoa học mới cũng như ứng dụng các thành tựu từ nền tảng khoa học cũ nhưng không chịu về nước.
Điện thoại, máy tính "nội" lắp ráp từ linh kiện trôi nổi làm sao đọ dược với những sản phẩm ấy nhưng lắp từ những linh kiện được thiết kế riêng có bảo hành "chính hãng". Cái iPad 1 ra chưa "nóng" đã có iPad 2, iPad 2 còn đang "hot" đã lấp ló cái iPad 3. Người ta ra sản phẩm công nghệ liên tiếp như thế với mục đích đơn giản là triệt tiêu sự sáng tạo "ăn theo". Với cách ấy, họ buộc người khác hoặc là nghiên cứu phát triển công nghệ do họ chuyển giao từ trước để cạnh tranh với họ hoặc là mua về mà xài.
Sẽ có người hỏi tiền đâu để nghiên cứu làm chủ công nghệ? Nông sản thô, tài nguyên thô chả phải là tiền sao? Tinh chế nông sản thô, tinh chế tài nguyên thô có cần công nghệ siêu hiện đại không? Chế biến nông sản tinh chế, tài nguyên tinh chế thành sản phẩm tiêu dùng ngay hoặc nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp khác phải chăng là vượt quá tầm tay ?
Việt Nam có bao nhiêu núi đá vôi nhưng vẫn nhập clanhke để sản xuất xi măng, có bao nhiêu mỏ sắt nhưng vẫn nhập thép thỏi để cán thép, có bao nhiêu than đá nhưng vẫn nhập than cốc để luyện thép. Việt Nam sản xuất gạo đứng hàng "top" nhưng vẫn phải nhập thức ăn gia súc, có dầu thô, có mỏ apatit nhưng vẫn phải nhập phân bón và xăng dầu, có bờ biển dài hàng nghìn km nhưng vẫn nhập muối tinh chế. Cứ xuất thô và nhập tinh như thế thì không thể gọi là "đi tắt đón đầu" được. Kiến thức khoa học để làm những việc ấy cũng không vượt quá kiến thức phổ thông "hàn lâm" hiện nay. Cho dù có giải quyết được đúng đường đúng lối thì rồi có biết tạo vốn để nghiên cứu sâu hơn không hay lại đầu tư vào "kinh tế ảo"?
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là những nước gần như không có tài nguyên thô mà họ giàu hơn Việt Nam. Khi các cuộc cách mạng công nghệ lan tràn trên thế giới buộc người ta phải đi trước bằng sản phẩm giá trị gia tăng cao mà lại không có tí tài nguyên thô nào, chả khác gì đẩy họ vào chân tường buộc họ phải học nhanh để nắm bắt công nghệ và sáng tạo sản phẩm công nghệ. Việt Nam không bị dồn vào chân tường, tài nguyên gì cũng có nên... khỏi lo sáng tạo. Biết bao nhiêu người được gửi đi học công nghệ ở LX và các nước XHCN Đông Âu cũ trong quá khứ, biết bao nhiêu du học sinh đi học công nghệ ở phương Tây và Mỹ hiện nay, rút cục, người về nước thì không có điều kiện và phương tiện làm việc, không được đặt đúng vị trí ngành nghề, người không về nước tỏa sáng ở nước ngoài thì cố lôi kéo để được "thơm lây". Việc cần làm là tạo cơ chế chính sách thu hút nhân tài thì cứ ì à ì ạch
Mấu chốt của mọi vấn đề chung của VN hiện nay chính là nền tảng pháp lý và cơ chế thực thi pháp lý. Cơ quan để tạo ra cái cơ chế ấy, thực thi cơ chế ấy thì còn đang "cải tiến" theo một "lộ trình" bất định nào đấy chưa thể chuyên nghiệp ngay được. Vì thế mà Việt Nam muốn sáng tạo thì phải có lộ trình và cái lộ trình ấy có phải là 1 lộ trình... bất định?
Giữa các hãng công nghệ của cùng một quốc gia không có sự cạnh tranh về sản phẩm mà có sự cộng sinh với nhau. |
Tề Thiên không thoát khỏi tay Phật Tổ
Bốn lĩnh vực mà Nhà nước ưu tiên phát triển, gồm CNTT, công nghệ sinh học, tự động hoá và vật liệu mới, là "cái ngọn" được đặt trên nền tảng của rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dù có sáng tạo đến đâu chăng nữa mà không có gốc thì mọi sáng tạo đều giống như kiểu Tề Thiên không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ. Sự sáng tạo ấy không tạo thành lý thuyết để giảng dạy trong các trường ĐH và dạy nghề mà chỉ thuần túy là .....kiếm tiền trong thời gian từ ngắn đến rất ngắn (phụ thuộc vào thời gian đổi mới công nghệ của thế giới mà khoảng cách giữa hai kỳ đổi mới đang ngày càng rút ngắn).
CNTT của ta có "mềm" không có "cứng" thì phải phụ thuộc vào việc đặt hàng bên ngoài. Để đảm bảo bí mật công nghệ, các công ty không đặt hàng trọn gói mà chia thành nhiều gói và Việt Nam chỉ gia công một vài gói đơn lẻ. Đến bao giờ thì ta mới chủ động làm và bán "phần mềm"? Không bao giờ! Vì phần mềm viết ra phải chạy trên một hệ thống "cứng" nhất định nào đó chớ không phải hệ thống nào cũng chạy được. Khi ta viết cho hệ thống "cứng" này thì thế giới sắp chuyển sang hệ thống "cứng" khác và phần mềm ta đang viết có nguy cơ bị lạc hậu.
Ta có thể thấy khi Intel phát triển một hệ thống "cứng" mới là gần như cùng một lúc Apple và Microsoft có ngay hệ điều hành tương ứng với từng loại sản phẩm công nghệ. Đem hệ điều hành Windows cũ mà nạp vào hệ thống mới với con chip "đời" Core ix và mainboard tripple channel xem có chạy được không là biết ngay. Giữa các hãng công nghệ của cùng một quốc gia không có sự cạnh tranh về sản phẩm mà có sự cộng sinh với nhau ("cứng" có bao giờ cạnh tranh với "mềm"), họ chia sẻ với nhau bí mật công nghệ để cùng tương thích, liệu họ có chia sẻ với các hãng công nghệ của nước ngoài không? Khi bí mật được chia sẻ đến các nước khác, tùy theo sự tiến bộ công nghệ của từng nước, mà mỗi nước được hưởng "sự ăn theo" ấy trong bao lâu? Đến Việt Nam là nước có công nghệ kém nhất thì không có "hưởng" mà chỉ có ..."mua mà xài".
Công nghệ sinh học của Việt Nam cũng tương tự chưa nói là còn lạc hậu hơn. Thuốc Tây vẫn phải nhập ngoại "nguyên chiếc". Việc nghiên cứu sáng tạo biệt dược điều trị được thực hiện trong phòng thí nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào trang bị nghiên cứu. Trang bị cho nghiên cứu sinh học lại do lĩnh vực vật lý y sinh học chế tạo ra. Lĩnh vực này lại đặt trên nền tảng của ... nhiều lĩnh vực khoa học khác là toán học, từ trường học, quang học, lượng tử, cơ khí, điện tử và ... cả CNTT mà sản phẩm của nó là những thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại như máy chụp quang phổ cắt lớp MRI, máy siêu âm, dao laze để phẫu thuật mắt chữa cận thị, loạn thị, thiết bị phẫu thuật nội soi. Việt Nam cũng mất đứt phần "cứng" này, chỉ có phần "mềm" là nghiên cứu các loại thuốc nhưng rất hạn chế vì trang thiết bị nghiên cứu tất nhiên là lạc hậu.
Tự động hóa thực chất là công nghiệp điện tử, tức là linh kiện phần cứng của CNTT. Lĩnh vực vật liệu mới lại đặt trên nền tảng của lượng tử học mà cụ thể là công nghệ hạt nhân nhằm mục tiêu thay đổi cấu trúc nguyên tử của nguyên tố để tạo ra những nguyên tố "nhân tạo" không có trong tự nhiên như vật liệu siêu dẫn hoặc tìm kiếm những nguyên tố tự nhiên mới không có trong bảng tuần hoàn Mendeleev như các loại "đất hiếm" dùng để chế tạo ra các sản phẩm công nghệ cao. Cả hai lĩnh vực này Việt Nam mới chỉ dừng lại ở... khái niệm và tất nhiên là sản phẩm của nó đều được... nhập ngoại.
Cả 4 ngành trên đều có liên quan với nhau tuy mỗi ngành đều có nghiên cứu riêng nhưng sản phẩm thương mại hóa là tổng hòa chung các thành tựu riêng của từng lĩnh vực. Cái cơ bản không học cứ đòi "đi tắt" vào cái phức tạp. Thành tựu của lĩnh vực khoa học này là nền tảng của lĩnh vực khoa học khác tạo thành một chuỗi mắt xích dây chuyền mà chỉ cần "đứt" một mắt xích nào thì khoa học không thể phát triển được. Thời gian đầu Trung Quốc cũng "đi tắt đón đầu" như Việt Nam nhưng họ đã nhanh chóng hiểu ra rằng không phát triển nghiên cứu từ gốc thì vĩnh viễn vẫn phụ thuộc vào công nghệ. Không chỉ riêng Trung Quốc, tất cả các nền kinh tế mới nổi, đang nổi và chưa kịp nổi đã và đang đổ rất nhiều tiền vào nghiên cứu khoa học để theo kịp Mỹ và Châu Âu.
Triệt tiêu sáng tạo kiểu "ăn theo"
Tương lai của sáng tạo của Việt Nam là sáng tạo trên... sự sáng tạo của người khác. Đến một lúc nào đó khoảng cách không còn tính bằng chục năm nữa mà là hàng trăm năm thì tâm lý yếm thế càng đè nặng. Người Việt Nam vẫn ra nước ngoài học và tiếp thu những thành tựu khoa học mới cũng như ứng dụng các thành tựu từ nền tảng khoa học cũ nhưng không chịu về nước.
Điện thoại, máy tính "nội" lắp ráp từ linh kiện trôi nổi làm sao đọ dược với những sản phẩm ấy nhưng lắp từ những linh kiện được thiết kế riêng có bảo hành "chính hãng". Cái iPad 1 ra chưa "nóng" đã có iPad 2, iPad 2 còn đang "hot" đã lấp ló cái iPad 3. Người ta ra sản phẩm công nghệ liên tiếp như thế với mục đích đơn giản là triệt tiêu sự sáng tạo "ăn theo". Với cách ấy, họ buộc người khác hoặc là nghiên cứu phát triển công nghệ do họ chuyển giao từ trước để cạnh tranh với họ hoặc là mua về mà xài.
Sẽ có người hỏi tiền đâu để nghiên cứu làm chủ công nghệ? Nông sản thô, tài nguyên thô chả phải là tiền sao? Tinh chế nông sản thô, tinh chế tài nguyên thô có cần công nghệ siêu hiện đại không? Chế biến nông sản tinh chế, tài nguyên tinh chế thành sản phẩm tiêu dùng ngay hoặc nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp khác phải chăng là vượt quá tầm tay ?
Việt Nam có bao nhiêu núi đá vôi nhưng vẫn nhập clanhke để sản xuất xi măng, có bao nhiêu mỏ sắt nhưng vẫn nhập thép thỏi để cán thép, có bao nhiêu than đá nhưng vẫn nhập than cốc để luyện thép. Việt Nam sản xuất gạo đứng hàng "top" nhưng vẫn phải nhập thức ăn gia súc, có dầu thô, có mỏ apatit nhưng vẫn phải nhập phân bón và xăng dầu, có bờ biển dài hàng nghìn km nhưng vẫn nhập muối tinh chế. Cứ xuất thô và nhập tinh như thế thì không thể gọi là "đi tắt đón đầu" được. Kiến thức khoa học để làm những việc ấy cũng không vượt quá kiến thức phổ thông "hàn lâm" hiện nay. Cho dù có giải quyết được đúng đường đúng lối thì rồi có biết tạo vốn để nghiên cứu sâu hơn không hay lại đầu tư vào "kinh tế ảo"?
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là những nước gần như không có tài nguyên thô mà họ giàu hơn Việt Nam. Khi các cuộc cách mạng công nghệ lan tràn trên thế giới buộc người ta phải đi trước bằng sản phẩm giá trị gia tăng cao mà lại không có tí tài nguyên thô nào, chả khác gì đẩy họ vào chân tường buộc họ phải học nhanh để nắm bắt công nghệ và sáng tạo sản phẩm công nghệ. Việt Nam không bị dồn vào chân tường, tài nguyên gì cũng có nên... khỏi lo sáng tạo. Biết bao nhiêu người được gửi đi học công nghệ ở LX và các nước XHCN Đông Âu cũ trong quá khứ, biết bao nhiêu du học sinh đi học công nghệ ở phương Tây và Mỹ hiện nay, rút cục, người về nước thì không có điều kiện và phương tiện làm việc, không được đặt đúng vị trí ngành nghề, người không về nước tỏa sáng ở nước ngoài thì cố lôi kéo để được "thơm lây". Việc cần làm là tạo cơ chế chính sách thu hút nhân tài thì cứ ì à ì ạch
Mấu chốt của mọi vấn đề chung của VN hiện nay chính là nền tảng pháp lý và cơ chế thực thi pháp lý. Cơ quan để tạo ra cái cơ chế ấy, thực thi cơ chế ấy thì còn đang "cải tiến" theo một "lộ trình" bất định nào đấy chưa thể chuyên nghiệp ngay được. Vì thế mà Việt Nam muốn sáng tạo thì phải có lộ trình và cái lộ trình ấy có phải là 1 lộ trình... bất định?
Nguồn: VEF.VN
Tác giả Phan Bảo Lâm
Tác giả Phan Bảo Lâm
Mình thấy tác giả bài viết khá sâu sắc. Việc tập trung nghiên cứu ứng dụng thực tế từ những cái mình có rất quan trọng. Việc thu hút nhân tài rất quan trọng. Hiện nay các trung tâm, các cơ quan đầu não điều hành thì rất nhiều người là chuyên tu, những người cóa tài thật thì có vào được đó thì cũng còn dài. Muối nhiều phải nhập muối, đá vôi nhiều phải nhập đá vôi... thật đáng buồn
Trả lờiXóaThanks for share !!!
Trả lờiXóaMy Website
160 Lê Hồng Phong Quận 5
160 Le Hong Phong Quan 5
phòng khám 160 lê hồng phong quận 5
đia chỉ 160 lê hồng phong quận 5
160 lê hong phong quan 5
160 le hồng phong quận 5
https://www.nguoiduatin.vn/dieu-tri-hieu-qua-benh-phu-khoa-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-a373132.html
162 lê hồng phong quận 5