Hàng nội đang đuối sức: Hàng ngoại chiếm lĩnh siêu thị (kỳ 1)
Kỳ 2: Ngừng hà hơi là… khó thở
Thậm chí, doanh nghiệp còn “tố” một số siêu thị tiếp tay cho hàng nhái có nguồn gốc từ nước ngoài.
Nguy cơ chuyển sang đi… buôn
Bà Vũ Thị Ngọc Lan, Giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Thời trang Hanosimex thừa nhận: “Năm ngoái nhờ được hưởng thuế ưu đãi 50%, lượng hàng bán ra của Hanosimex khá cao. Năm nay ưu đãi hết, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng 25%, chúng tôi buộc phải tăng giá bán đủ bù đắp chi phí 5 - 10%. Nhưng có lẽ thị trường chưa chấp nhận mặt bằng giá mới này, cho nên từ đầu tháng 4 đến nay, tốc độ tiêu thụ nội địa của Hanosimex giảm 25 - 30% so với cùng kỳ”.
Mặc dù luôn hô hào ủng hộ hàng Việt nhưng nhiều siêu thị bị "tố" ngấm ngầm ưu tiên cho hàng nhập ngoại. Ảnh: Lê Hưng.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp và trang trại nông dân - nông thôn Việt Nam, cho rằng hàng Việt trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đuối sức trong cuộc cạnh tranh thị phần với nông sản ngoại nhập là tất yếu. Bởi lẽ, hiện nền nông nghiệp trong nước không có sự hỗ trợ để phát triển. Gói kích cầu nông nghiệp tuy có nhưng chưa phát huy được hiệu quả do không mấy doanh nghiêp, nông dân có được thông tin hay tiếp cận được vốn. Vả lại, việc giảm 1 - 2% lãi suất trong bối cảnh lãi suất cho vay tiêu dùng đang cao ngất ngưởng như hiện nay cũng không bõ bèn gì. Với mức lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp ở mức 11 - 12% (trong khi doanh nghiêp các nước chỉ vay với lãi suất 1 - 6%), doanh nghiệp Việt sẽ “chết chắc” trước khối lượng hàng ngoại chất lượng tốt, giá Việt Nam khổng lồ đổ vào Việt Nam. “Cứ đà này, doanh nghiệp sẽ chuyển từ nhà sản xuất sang nhà buôn”, ông Viên lo ngại . Ông Viên thừa nhận, “chính sách thắt chặt tín dụng từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt tụt hậu và con số sẽ ngày càng tăng lên”, ông Viên khẳng định.
Trong lĩnh vực may mặc, bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc Công ty dệt may An Phước cũng cho biết, doanh số có tăng nhưng không thể mừng được bởi thực tế, lợi nhuận sau khi trừ mọi chi phí lại không tăng.
Vào siêu thị không dễ
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thừa nhận: “Thực tế thời điểm này, tỷ lệ hàng nội trên toàn hệ thống đã giảm khoảng 5 - 7% so với đợt cao điểm vận động người Việt dùng hàng Việt hồi năm ngoái, chứng tỏ hàng Việt đang tỏ ra đuối sức. Các nhà sản xuất hàng Việt nên coi đó như một tiếng chuông thức tỉnh bởi họ đã để mất đi đà tiếp sức được tạo ra từ đợt hỗ trợ tổng thể của Chính phủ hồi năm rồi”.
Theo bà Lan, ngay từ đầu năm, Hanosimex đã ký hợp đồng với các kênh phân phối: siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại với mức chiết khấu thống nhất 25%. “Tuy mức chiết khấu cao như vậy, nhưng do giá hàng đắt lên, tiêu thụ giảm nên siêu thị không mặn mà. Thậm chí, tôi được biết, để hưởng lợi kép (doanh số bán hàng cao, chiết khấu cao), một số siêu thị đang ưu tiên cho các doanh nghiệp may mặc tư nhân mang hàng vào bán. Thực chất, đây không phải là doanh nghiệp sản xuất mà chỉ chủ yếu nhập hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng tiểu ngạch bát nháo về dập lại nhãn mác bán cho siêu thị”.
Trong khi lãnh đạo các siêu thị, trung tâm thương mại lâu nay vẫn luôn ra rả khẩu hiệu “ưu tiên cho hàng Việt” thì thực tế, các nhà sản xuất trong nước để chen được một suất trưng bày hàng tại kênh phân phối này lại không đơn giản. Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Hoàng Kim (Hà Nội), cho biết: “Suốt từ năm ngoái đến nay, tôi đã tìm mọi cách vận động để đưa thêm hai dòng sản phẩm thạch và xúc xích (ngoài đồ hộp) vào bán tại Big C mà vẫn chưa xong. Lãnh đạo siêu thị này luôn lấy cớ “hết diện tích trưng bày” để từ chối. Mặc dù, để được bán hàng tại đây, chúng tôi đã chấp nhập phí nhập hàng cho một mã sản phẩm lên tới bốn triệu đồng một lần, cao hơn nhiều mức giá của các siêu thị khác”.
Kỳ cuối: Chắt chiu từng cơ hội
Theo Nhóm PV (baodatviet.vn)
Ngừng hà hơi là .. khó thở thì không hà hơi nữa mà phải ...cho uống thuốc.
Trả lờiXóaCác doanh nghiệp nên từ bỏ tư tưởng ỷ lại, chú trọng đầu tư chiều sâu, có chiến lược dài hạn. Làm một cái áo mà vải, cúc áo cũng phải nhập khẩu thì làm sao giảm giá thành, không xây dựng đội ngũ thiết kế mạnh thì làm sao có nhiều kiểu dáng đẹp, làm sao cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhiều mẫu mã, kiểu dáng, giá rẻ.
Trả lờiXóa- Đúng như bạn nói, lỳ thuyết thì vậy. Nhưng có mấy doanh nghiệp làm được. Vẫn là kiểu làm ăn chụp giựt, manh mún, tầm nhìn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận trước mắt. Và điệp khúc "thua ngay trên sân nhà" vẫn cứ vang lên đối với hàng Việt.
Trả lờiXóa- Mình Rất mong nhận được nhiều sự phản hồi của độc giả. Xin cảm ơn nhiều!