28 tháng 7, 2010

Ưu Tiên Dùng Hàng Việt: Chưa Đồng Đều Ở Các Địa Phương

Sau 1 năm hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", lợi ích to lớn là đã tạo được chuyển biến trong ý thức của người dân về tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cuộc vận động vẫn chưa tạo được thành phong trào rộng khắp ở các địa phương.

hàng Việt về nông thôn
Nhiều DN đã thành công khi tổ chức đưa hàng hoá về nông thôn. Ảnh: P.V

Dấu ấn hàng Việt

Tính đến nay, các sở công thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được 68 đợt bán hàng về nông thôn, với 857 lượt DN tham gia và 1.124 gian hàng, thu hút hơn 4,7 triệu lượt khách tham quan, mua sắm, đạt doanh thu lên tới 1.467 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có 36 đợt bán hàng, với 303 lượt DN tham gia cùng với hơn 500 gian hàng đưa hàng về nông thôn được tổ chức tại các địa phương. Với vai trò là cầu nối giữa DN với người tiêu dùng nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) cũng đã tổ chức hơn 40 đợt đưa hàng Việt về nông thôn với gần 500 lượt DN tham gia...

Hậu thuẫn cho các chương trình này, các sở công thương đã vào cuộc khá bài bản như tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá và đưa sản phẩm tới NTD một cách hữu hiệu. Thông qua đó, thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân, thay đổi nhận thức của DN đối với thị trường trong nước. Ngoài hoạt động quảng bá, Sở Công Thương đã hỗ trợ DN trong việc điều tra khảo sát thị trường.

Cụ thể, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các sở công thương 16 tỉnh, thành phố được lựa chọn gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Nội... thực hiện đợt điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường để từ đó giúp DN tạo dựng chỗ đứng lâu dài trên thị trường nhờ việc tiếp cận đúng đối tượng người sử dụng.

Từ đầu năm 2010, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các lực lượng quản lý thị trường cũng như các lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố giám sát việc đưa hàng hoá về nông thôn tiêu thụ theo chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay của Chính phủ; đồng thời phát hiện và xử lý các hành vi lợi dụng chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng để tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu công nghiệp; ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Qua các đợt đưa hàng về nông thôn, theo nhận định của Bộ Công Thương, hàng hoá trong nước đã tạo được dấu ấn với NTD trong nước; họ đã được tiếp cận trực tiếp với thương hiệu, DN Việt, có đủ thông tin để so sánh, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu và tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển.

Ông Trương Quang Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - dẫn chứng: “Trước đây, theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước Châu Á của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 77% người tiêu dùng VN ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, tức là chỉ có 23% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các thương hiệu trong nước. Nhưng mới đây, điều tra của Cty TV Plus thì chỉ sau 1 năm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đến nay, đã có 58% người tiêu dùng VN quan tâm đến hàng Việt. Đây có thể ghi nhận là thành công bước đầu của cuộc vận động.

Vẫn còn riêng lẻ

Theo các ý kiến tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện cuộc vận động, nhiều ý kiến các DN vẫn bày tỏ những quan ngại. Tâm lý sính hàng ngoại vẫn còn nặng nề trong tâm lý tiêu dùng của nhiều cơ quan, DN trong nước, nhất là khu vực hành chính công. C

hẳng hạn, việc mua sắm thiết bị y tế tại một số bệnh viện công được bà Đỗ Thuý Hương - Trưởng ban Kế hoạch - Đầu tư - TCty Điện tử tin học VN - nêu dẫn chứng, vẫn còn khó có “đất” cho sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện TCty Điện tử- Tin học đã sản xuất được máy hút dịch chất lượng tương đương hàng ngoại nhập, nhưng rất khó len chân vào các bệnh viên công, vì họ đã nhập hàng của nước ngoài.

Nhìn nhận về những tồn tại của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Thứ trưởng Bộ Công Thương- bà Hồ Thị Kim Thoa cho biết: Ở địa phương nào, các sở công thương chủ động xây dựng chương trình hành động cho địa phương thì địa phương đó làm tốt, tuy nhiên so với mặt bằng chung thì nhiều hoạt động tại các địa phương lại mang tính riêng lẻ, độc lập, thiếu sự gắn kết với các địa phương lân cận.

Một số hội chợ chưa thu hút được các DN có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhiều hội chợ, triển lãm mới chỉ dừng ở trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thuần túy, chưa tạo được ấn tượng về chất lượng qua thương hiệu sản phẩm. Nhiều DN xuất khẩu chưa thực sự chú trọng thị trường nội địa.

Bà Thoa khẳng định trong thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc ưu tiên sử dụng vật tư, hàng hoá sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước; tiếp tục triển khai cuộc vận động sâu rộng để tạo hiệu quả rõ rệt hơn nữa.
Theo Lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách)Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!