“Nông dân sử dụng điện thoại di động để giao dịch buôn bán hàng hóa thì không phải là xa xỉ. Nhưng nhiều người bỏ ra hàng chục triệu đồng xài điện thoại “khủng” để thể hiện đẳng cấp thì đó là xa xỉ” – ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
Điện thoại di động có là hàng xa xỉ?
Theo ông, thế nào là hàng xa xỉ?
Là những hàng hóa không cần thiết lắm, làm cho đời sống lãng phí quá mức sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Những mặt hàng như nước hoa, đồ trang sức ở Việt Nam được coi là xa xỉ vì không phù hợp với mức thu nhập và tiêu dùng bình quân của người dân. Nhưng ở nước ngoài nó lại là mặt hàng thiết yếu của nhiều đối tượng. Vì thế, người ta không xếp nó vào hàng xa xỉ.
Cụ thể trong trường hợp điện thoại di động, mới đây, Bộ Công thương vừa đưa ra danh sách các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, đáng chú ý là điện thoại di động và máy tính xách tay?
Nói như vậy không chuẩn xác lắm. Chúng ta phải phân loại rõ cái nào là loại đắt tiền, không cần thiết. Cái nào ít tiền và sử dụng hiệu quả.
Thực tế, nếu dùng điện thoại để phục vụ cho việc kinh doanh thì rất tốt. Nông dân sử dụng điện thoại di động để giao dịch buôn bán hàng hóa thì không phải là xa xỉ. Nhưng nhiều người bỏ ra hàng chục triệu đồng xài điện thoại “khủng” để thể hiện đẳng cấp thì đó là xa xỉ.
Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu điện thoại di động. Hiện, những người lao động phổ thông như xe ôm, quán nước, thợ phu hồ, đồng nát... cũng dùng di động? Ông nghĩ sao về điều này?
Điện thoại di động là phương tiện phục vụ công tác, sinh hoạt của người dân. Nó rất tiện lợi, nhiều loại giá không đắt, chỉ 200 – 300 nghìn đồng một chiếc. Hơn nữa, cước viễn thông ngày nay lại rất rẻ, nên tôi cho rằng việc người dân sở hữu điện thoại di động cũng là chuyện bình thường.
Và vì chuyện đó là bình thường, chứng tỏ, đời sống của người dân đã được nâng lên.
Buộc phải hạn chế nhập khẩu điện thoại di động
Mỗi năm chúng ta bỏ ra bao nhiêu tiền để nhập khẩu điện thoại di động?
Khoảng vài tỷ đô la. Nếu tính giá trị từng chiếc điện thoại di động thì nhỏ nhưng cộng vào thì khá lớn. Hơn nữa, nếu so sánh hàng trục triệu người làm nông nghiệp ở nước ta mỗi năm cũng chỉ xuất khẩu được mấy tỷ đô la, thì việc nhập khẩu điện thoại di động cũng như nhiều mặt hàng xa xỉ khác sẽ khó bù lại được.
Không khuyến khích nhập khẩu nhưng hiện nay điện thoại di động thương hiệu Việt Nam của chúng ta chỉ chiếm thị phần khiêm tốn. Điều này liệu có làm giảm cơ hội được dùng điện thoại của những người nghèo, những người có thu nhập ở mức trung bình?
Không khuyến khích nhập khẩu, chứ không phải cấm. Giá của điện thoại di động có thể sẽ bị đẩy lên vì tăng thuế, hoặc cũng có thể nguồn cung sẽ giảm vì các biện pháp hành chính. Nhưng không có nghĩa là không có hàng để bán. Vì đắt và thiếu, nên cũng có thể xảy ra tình trạng buôn lậu. Chúng ta sẽ phải chống cả buôn lậu.
Nhưng với cán cân thanh toán như hiện nay, chúng ta đành phải hạn chế, sau đó cải thiện dần. Thực ra, chúng ta không phải là không thể làm được điện thoại. Chúng ta có thể nhập linh kiện về lắp ráp hoàn chỉnh. Còn nếu nhập từ A đến Z thì sẽ rất lãng phí. Đừng quên chúng ta có một nguồn nhân lực khá dồi dào, những nhân lực tinh xảo chúng ta cũng đã có. Ngoài ra, công nghệ phụ trợ, lắp ráp của chúng ta cũng đã có thể tận dụng được. Vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện.
Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: VNN |
Theo ông, thế nào là hàng xa xỉ?
Là những hàng hóa không cần thiết lắm, làm cho đời sống lãng phí quá mức sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Những mặt hàng như nước hoa, đồ trang sức ở Việt Nam được coi là xa xỉ vì không phù hợp với mức thu nhập và tiêu dùng bình quân của người dân. Nhưng ở nước ngoài nó lại là mặt hàng thiết yếu của nhiều đối tượng. Vì thế, người ta không xếp nó vào hàng xa xỉ.
Cụ thể trong trường hợp điện thoại di động, mới đây, Bộ Công thương vừa đưa ra danh sách các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, đáng chú ý là điện thoại di động và máy tính xách tay?
Nói như vậy không chuẩn xác lắm. Chúng ta phải phân loại rõ cái nào là loại đắt tiền, không cần thiết. Cái nào ít tiền và sử dụng hiệu quả.
Thực tế, nếu dùng điện thoại để phục vụ cho việc kinh doanh thì rất tốt. Nông dân sử dụng điện thoại di động để giao dịch buôn bán hàng hóa thì không phải là xa xỉ. Nhưng nhiều người bỏ ra hàng chục triệu đồng xài điện thoại “khủng” để thể hiện đẳng cấp thì đó là xa xỉ.
Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu điện thoại di động. Hiện, những người lao động phổ thông như xe ôm, quán nước, thợ phu hồ, đồng nát... cũng dùng di động? Ông nghĩ sao về điều này?
Điện thoại di động là phương tiện phục vụ công tác, sinh hoạt của người dân. Nó rất tiện lợi, nhiều loại giá không đắt, chỉ 200 – 300 nghìn đồng một chiếc. Hơn nữa, cước viễn thông ngày nay lại rất rẻ, nên tôi cho rằng việc người dân sở hữu điện thoại di động cũng là chuyện bình thường.
Và vì chuyện đó là bình thường, chứng tỏ, đời sống của người dân đã được nâng lên.
Buộc phải hạn chế nhập khẩu điện thoại di động
Mỗi năm chúng ta bỏ ra bao nhiêu tiền để nhập khẩu điện thoại di động?
Khoảng vài tỷ đô la. Nếu tính giá trị từng chiếc điện thoại di động thì nhỏ nhưng cộng vào thì khá lớn. Hơn nữa, nếu so sánh hàng trục triệu người làm nông nghiệp ở nước ta mỗi năm cũng chỉ xuất khẩu được mấy tỷ đô la, thì việc nhập khẩu điện thoại di động cũng như nhiều mặt hàng xa xỉ khác sẽ khó bù lại được.
Không khuyến khích nhập khẩu nhưng hiện nay điện thoại di động thương hiệu Việt Nam của chúng ta chỉ chiếm thị phần khiêm tốn. Điều này liệu có làm giảm cơ hội được dùng điện thoại của những người nghèo, những người có thu nhập ở mức trung bình?
Không khuyến khích nhập khẩu, chứ không phải cấm. Giá của điện thoại di động có thể sẽ bị đẩy lên vì tăng thuế, hoặc cũng có thể nguồn cung sẽ giảm vì các biện pháp hành chính. Nhưng không có nghĩa là không có hàng để bán. Vì đắt và thiếu, nên cũng có thể xảy ra tình trạng buôn lậu. Chúng ta sẽ phải chống cả buôn lậu.
Nhưng với cán cân thanh toán như hiện nay, chúng ta đành phải hạn chế, sau đó cải thiện dần. Thực ra, chúng ta không phải là không thể làm được điện thoại. Chúng ta có thể nhập linh kiện về lắp ráp hoàn chỉnh. Còn nếu nhập từ A đến Z thì sẽ rất lãng phí. Đừng quên chúng ta có một nguồn nhân lực khá dồi dào, những nhân lực tinh xảo chúng ta cũng đã có. Ngoài ra, công nghệ phụ trợ, lắp ráp của chúng ta cũng đã có thể tận dụng được. Vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện.
Nguồn: Bee.Net.Vn
Bác này dúng là dân xứ mù mà phát biểu rất hăng. Những chiếc die65nt hoại xa xỉ nó có giá trị sử dụng nhất dịnh của nó. Ví dụ tôi dùng chiếc phone dể chuyên môn ghi chép bài học trên lớp, và trên dường di học là lấy ra học thường xuyên. Những bài học khó học thuộc lòng, tôi ghi âm lại dể tối về nghe lại nó, miệng lẩm nhẩm theo, chỉ vài ba lần là thuộc. Diện thoại dùng như thế nào, đâu có thể dùng ý kiến chủ quan của mình dể mà dánh giá cho người khác? Đâu cứ phải giao dịch mua bán thì mới nên dùng diện thoại dắt tiền. Người di học cũng có quyền sở hữu một chiếc iphone/ipad nếu như mục tiêu dể phục vụ học tập của chiếc diện thoại là chính dáng chứ???
Trả lờiXóa