8 tháng 4, 2011

Nước Tương Lại Chứa Độc: Người Tiêu Dùng Lo Lắng

Năm 2007, hàng loạt nhãn hiệu nước tương đã bị Bộ Y tế thu hồi do chứa chất 3-MCPD (chất gây ung thư) quá hàm lượng cho phép. Vừa qua, thông tin nước tương Tàu vị yểu Ðông Cô sản xuất tại ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa, Hòa Thành, Tây Ninh chứa hàm lượng 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép gấp 200 một lần nữa khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

Các sản phẩm nước tương được bày bàn
nhiều trên thị trường, người tiêu dùng nên
lựa chọn những sản phẩm
có nguồn gốc rõ ràng cũng như
có những chỉ số an toàn
Nước tương là một trong những loại gia vị hay được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, chính vì vậy, lượng nước tương tiêu thụ trên thị trường mỗi ngày không phải là một con số nhỏ. Việc nước tương Tàu vị yểu Đông Cô chứa hàm lượng chất gây ung thư cao gấp 200 lần cho phép (chứa 200mg/kg trong khi chuẩn cho phép là 1mg/kg) khiến nhiều người tiêu dùng nghi ngại rằng, liệu các sản phẩm nước tương trên thị trường họ đang dùng có chứa 3-MCPD và liệu trên các sản phẩm có ghi "không chứa 3-MCPD" có phải là sự thực nếu trên các sản phẩm này không có dấu chứng nhận của các cơ quan chức năng?

Có mặt tại các cửa hàng và các siêu thị trên địa bàn thành phố, có thể dễ dàng thấy sản phẩm nước tương được bày bán rất nhiều với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu mười người được hỏi thì cũng phải có trên 5 người cho biết, không chỉ riêng nước tương mà đối với hầu hết các sản phẩm khác, họ rất ít khi quay ra mặt sau để xem hạn sử dụng cũng như xem các thành phần, thông số an toàn ghi trên nhãn mác.

Đối với những loại có nhãn mác thì đã vậy, với những sản phẩm nước tương không có nguồn gốc xuất xứ, được những hàng ăn vỉa hè sử dụng thì còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Từ những đĩa xì dầu để chấm khoai tây rán, để tra lên cơm rang, để ăn với bánh trưng rán.... đều có khả năng chứa hàm lượng cao chất gây ung thư.

Vào năm 2007, khi Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hàng loạt sản phẩm nước tương chứa hàm lượng 3-MCPD quá lượng cho phép, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM đã đưa ra kết quả xét nghiệm về hàm lượng chất đạm, chất 3-MCPD có trong nước tương.

Nước tương lại chứa độc: Người tiêu dùng lo lắng

Theo đó, vào năm 2005, 108/137 số mẫu xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD từ (2 - 9,7 mg/kg), trong khi đó hàm lượng 3-MCPD cho phép chỉ là 1mg/kg, gấp từ 2 cho đến hơn 9 lần. Năm 2006, số mẫu chứa 3-MCPD đã giảm, chỉ có 28/135 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ (1,2 - 3,02 mg/kg), vẫn gấp từ 2 đến 3 lần hàm lượng cho phép.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài những sản phẩm nước tương này, người sử dụng chúng ta có khả năng bị ung thư cao! Chưa nói đến việc sản phẩm nước tương Đông Cô lại chứa chất 3-MCPD gấp 200 lần hàm lượng cho phép!

Chị Tuyết Lan, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết: "Việc thu hồi hàng loạt sản phẩm nước tương vào mấy năm trước tôi có biết, còn việc nước tương Đông Cô chứa chất gây ung thư cao tôi chưa biết. Gia đình tôi cũng chưa từng sử dụng loại nước tương này".

Chị Phương Anh, nhà ở Bán đảo Linh Đàm, đang làm việc cho một công ty truyền thông ngạc nhiên khi biết thông tin này, chị cho biết: "Gia đình tôi hay dùng nước tương nhưng chưa bao giờ dùng loại nước tương Đông Cô mà chỉ dùng loại có ghi "không chứa 3-MCPD", cũng chẳng biết thế nào...! Giá cả chưa hết leo thang đã lại chứa độc thế này thì thật làm người tiêu dùng chúng tôi hoang mang quá!".

Khi được hỏi, nhiều người tiêu dùng ngạc nhiên trước thông tin về nước tương Đông Cô chứa độc tố. Đa phần họ đều có một mong muốn rằng, các cơ quan chức năng nên có biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với những cơ sở sản xuất thiếu lương tâm này. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra, rà soát, và có biện pháp gắn dấu, đóng mác những sản phẩm chất lượng tốt để người tiêu dùng an tâm sử dụng!

Phân biệt nước tương với tàu vị yểu :

- Nước tương thường được chế biến bằng phương pháp ủ mốc lên men: đem ủ đậu nành với mốc giống trong 2-3 ngày sau đó cho lên men trong 6- 8 tháng rồi ép lấy nước.

- Tàu vị yểu (cũng được gọi là nước tương, nước chấm…) được sản xuất theo phương pháp hóa giải hóa học: thủy phân chất protein có trong khô dầu nành bằng axit chlohydric HCL sau đó trung hòa bằng xút NaOH hay soda Na2CO3 rồi dùng phương pháp lọc thô, lắng, lọc tinh để lọc lấy chất nuớc.
Tác giả Hà Anh (Báo An ninh Thủ đô)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách)Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!