Bổ sung cho cơ thể các vitamin từ trái cây thiên nhiên vẫn tốt hơn từ thực phẩm công nghiệp có bổ sung các chất. Ảnh: Phạm Hoài Nam
Trào lưu bổ sung đủ các chất
Thực tế, chuyện bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp… được bổ sung thêm chất này chất kia là xu hướng phát triển của công nghiệp thực phẩm ngày nay.
Tuyết, bạn của Ngọc Lan cho rằng xu hướng của thời nay là phải ăn những thực phẩm có dinh dưỡng theo trào lưu Âu Mỹ. Cùng một món như trước, nay bổ sung thêm vitamin, có thêm canxi, có thêm khoáng chất thì tốt hơn cho sức khoẻ. Tốt hơn cho sức khoẻ, mà giá không tăng thì sẽ tạo nét mới cho sản phẩm, dễ thuyết phục người mua hàng lựa chọn, vậy nên các nhà sản xuất liên tục tung ra sản phẩm bổ sung thêm các chất. Các loại mì gói mới hiện nay ngoài gói thịt, rau, bột xúp, bột cá… cũng bổ sung thêm canxi, DHA, iốt hay sắt. Dầu ăn dinh dưỡng dù đã có chứa các vitamin và chất béo tự nhiên còn bổ sung thêm vitamin A, vitamin D và DHA và omega–3, omega–6. Bánh flan làm từ trứng và sữa cũng bổ sung thêm DHA. Ngay cả đường cát trắng cũng có bổ sung vitamin A, nước uống chứa vitamin B1, B6, B12, C, K; bánh quy bổ sung vitamin A, C, B6, B12, axit folic…
Vào siêu thị có thể thấy, cùng loại sản phẩm bằng giá nhau, những món hàng có bổ sung thêm chất này chất kia thường có vị trí trưng bày ưu tiên trên quầy kệ và khách mua cũng nhiều hơn.
Vì lẽ đó, mà mỗi lần Ngọc Lan tìm mua sản phẩm tự nhiên như hồi nào đến giờ theo ý của mẹ thật khó. Lan bảo: “Mẹ thích ăn bánh quy lạt chỉ có bơ, nhưng tìm từ bánh nội đến bánh ngọai thì loại nào cũng có thêm vitamin, canxi, axit folic hoặc rau cải… Mới đây, tôi mua cho mẹ loại nước uống tốt cho người già chiết xuất từ gạo, nhưng khi đọc thành phần có bổ sung vitamin nhóm B, canxi thì mẹ không uống nữa”.
Ở Mỹ, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp hai loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khoẻ (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Lợi và hại
Những loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng đang bày bán đều chưa phải là thực phẩm chức năng, nên trên bao bì không phải ghi theo quy định của bộ Y tế: “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Điểm chung của hầu hết các loại thực phẩm có bổ sung chất dinh dưỡng là đều không ghi rõ liều lượng dùng giới hạn. Nhà sản xuất biết rằng đường có bổ sung vitamin A thì người tiêu dùng cũng không thể nào ăn cả ký/ngày. Bánh dù ngọt hay mặn, người lớn và trẻ em ăn nhiều cũng “ngán”. Mì gói thì không thể ăn quá hai gói/lần… Nhìn ở góc độ khác, việc bổ sung chất này chất kia chỉ là “làm mới” sản phẩm trong chiến lược kinh doanh, để tạo ra sản phẩm có sự khác biệt nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Thế nhưng, sử dụng sản phẩm này cũng cần có kiến thức chứ không hoàn toàn vô hại.
Trường hợp Nguyễn Thị An, ngụ tại quận Tân Bình, đã dùng loại càphê thảo mộc chứa đường ăn kiêng để thay cho loại càphê sữa 3 trong 1, và xem đó như giải pháp hữu hiệu để giảm cân. Nhưng sau một tuần liên tục sử dụng, chị đã bị tình trạng choáng nhẹ, bác sĩ cho biết chỉ uống càphê chứa đường ăn kiêng, mà bỏ bữa sáng thì không đủ năng lượng cho cơ thể khởi động đầu ngày. Tương tự như vậy, mẹ An được bác sĩ khuyến cáo không lạm dụng các loại bánh, mì gói, nước uống có bổ sung canxi vì bà đang bị vôi hoá cột sống.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều, hội Dinh dưỡng TP.HCM: “Trào lưu bổ sung vi chất vào thực phẩm trên thế giới được từng quốc gia thực hiện dựa trên các nghiên cứu của viện Dinh dưỡng, từ đó đưa ra chiến lược quốc gia về những chất cần phải bổ sung như muối bổ sung iốt chẳng hạn. Riêng tại Việt Nam, hiện nay, tôi thấy phần nhiều sản phẩm bổ sung vi chất nhằm để quảng cáo nhiều hơn là tuân theo chiến lược quốc gia. Vấn đề là nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần, hàm lượng, cách tính khẩu phần trên bao bì để người tiêu dùng biết rõ hàm lượng vi chất mà họ nhận được từ một phần ăn là bao nhiêu, mỗi ngày dùng cỡ nào thì tốt cho sức khoẻ…”
Theo Bích Thảo (báo SGTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
VÀI LƯU Ý KHI THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
♦ Nếu bạn không có tài khoản Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
♦ Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.
♦ Các bạn tự chịu trách nhiệm với nhận xét của mình. Nhận xét để phản hồi, đánh giá, góp ý.... suy nghĩ của bạn. Thông qua nhận xét hãy để cho cộng đồng tiêu dùng hàng Việt cùng biết Bạn là ai.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!